Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
Cổng kết nối giao thương, mua bán, thảo luận, trao đổi của HỘI SẮT THÉP tại Việt Nam
HomeTin tứcThép Việt trong cuộc chiến thị phần khốc liệt

Thép Việt trong cuộc chiến thị phần khốc liệt

 Cùng với sức ép cạnh tranh từ thị trường trong nước do cung vượt quá cầu, những doanh nghiệp xuất khẩu thép liên tục phải đối mặt với các vụ kiện quốc tế. Nguyên nhân bởi thép là một mặt hàng sản xuất cơ bản của rất nhiều nước, được coi là vấn đề an ninh quốc gia và tình trạng dư cung trên toàn cầu đang trở nên cấp bách.

“So găng trên sân nhà”

Nhiều năm trở lại đây, các doanh nghiệp thép luôn phải ở trong tình trạng sẵn sàng với cuộc đua thị phần bởi nguồn cung thép mỗi năm một lớn, trong khi đó nhu cầu thị trưởng không mở rộng thêm nhiều.

Chia sẻ về mức độ cạnh tranh của ngành thép, ông Lê Việt, Tổng Giám đốc Công ty Tôn Phương Nam từng chỉ ra rằng, sản lượng tôn mạ trong nước đạt 5 triệu tấn, trong khi nhu cầu chỉ ở mức 2 triệu tấn/năm. Mặt khác, tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc lớn với giá rẻ, sản lượng lớn đang cạnh tranh khốc liệt với tôn Việt Nam.


Doanh nghiệp thép luôn ở trong tình trạng sẵn sàng với cuộc đua thị phần

Mặc dù cung đã vượt cầu rất xa, các đơn vị tôn thép mạ vẫn tiếp tục đầu tư tăng công suất ở khu vực phía Nam và phía Bắc, dẫn tới bất ổn về mặt tài chính của một số doanh nghiệp, buộc họ phải bán sản phẩm dưới giá thành để có tiền trả nợ cho ngân hàng, gây nên cạnh tranh ngày càng ngay gắt trên thị trường tôn mạ Việt Nam.

Trong khi đó, giá thép xây dựng trong nước cũng diễn biến phức tạp và sự gia tăng sản lượng của các nhà sản xuất thép trong nước đang làm thay đổi cơ cấu cán cân cung cầu so với trước đây.

Đồng thời, các chính sách của Nhà nước đối với nhập khẩu sắt thép vụn theo hướng không có lợi cho doanh nghiệp dẫn tới thị trường thép trong nước cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp tranh mua nguyên vật liệu nội địa để bù đắp nguyên liệu nhập khẩu thiếu hụt.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong tháng 3/3019, sản lượng thép thô ước đạt 1.684 nghìn tấn, tăng 56,4% so với cùng kỳ; thép cán ước đạt 506 nghìn tấn, tăng 13,5%; thép thanh. Thép góc ước đạt 522 nghìn tấn, tăng 0,6%%. Tính chung 3 tháng đầu năm 2019, sản lượng sản xuất sắt thép thô, thép cán tăng lần lượt 64,8% và 6,1% so với cùng kỳ năm trước, riêng thép thanh, thép góc giảm nhẹ 0,5%.

Bộ Công Thương cho biết, ngành thép năm 2019 dự kiến có tăng trưởng tốt. Trong đó, Dự án thép Formosa Hà Tĩnh năm 2019 sẽ đi vào vận hành 2 lò cao hết công suất, đạt 7,5 triệu tấn/năm.

Bên cạnh đó, một dự án khác là Thép Hòa Phát Dung Quất cũng có kế hoạch đi vào vận hành trong năm 2019. Theo đó, lò cao số 1 sẽ đi vào sản xuất trong tháng 6/2019, lò cao số 2 từ tháng 9/2019 và lò cao số 3 từ tháng 12/2019. Dự tính, nếu huy động hết công suất sẽ sản xuất khoảng 2 triệu tấn thép. Do đó, dự kiến mức tăng trưởng sản lượng thép các loại năm 2019 khoảng 10% so với năm 2018.

Liên tiếp đối mặt với các vụ kiện quốc tế

Không chỉ trên “sân nhà”, những doanh nghiệp thép xuất khẩu cũng liên tiếp phải đối mặt với nhiều rào cản, trong đó rào cản lớn nhất đến từ các vụ kiện từ các nước xuất khẩu.

Theo tính toán của Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), đến nay, mặt hàng thép đã phải chịu tới 47 cuộc điều tra chống phá giá và trợ cấp, chiếm 1/3 trong tổng số các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại.

Trong đó, năm 2018 có 13 vụ. Từ đầu năm 2019 đến nay có 2 vụ điều tra mới đối với Việt Nam là Ấn Độ điều tra đối với mặt hàng thép cán phẳng mạ kẽm và Indonesia điều tra đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim.

Về nguyên nhân tại sao thép Việt lại liên tục bị các thị trường đưa ra biện pháp phòng vệ thương mại, bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, do Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng thép (theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng thương mại 1962) đã khơi mào cho cuộc bùng nổ điều tra toàn cầu. Các nước khác cũng tăng cường điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với một số mặt hàng thép cụ thể.

Bà Giang chỉ ra 4 nguyên nhân cụ thể, thứ nhất thép là một mặt hàng sản xuất cơ bản của rất nhiều nước và được coi là vấn đề an ninh quốc gia. Thứ hai, tình trạng dư cung trên toàn cầu. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) tính toán, ví dụ như năm 2017 nguồn cung thép toàn dầu dư gần 900 triệu tấn, trong đó chủ yếu đến từ Trung Quốc. Thứ ba, do kinh tế thế giới đang có xu hương chững lại dẫn đến nhiều DN thép của các quốc gia gặp thiệt hại… Thứ tư, vấn đề liên quan đến xu hướng về bảo hộ mậu dịch đang quay trở lại.

Mới đây, Chính phủ Indonesia đã có quyết định về việc chấm dứt áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng tôn lạnh của Việt Nam sau khi Việt Nam có những phản ứng là việc này đi ngược lại với các quy định của WTO. Mặc dù thép Việt đã bị điều tra nhưng không bị áp thuế và xuất khẩu vẫn tốt.

Mới đây nhất, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho hay, ngày 4/4 vừa qua, Tòa án thương mại quốc tế Canada (CITT) đã công bố báo cáo cuối cùng trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với một số sản phẩm thép.

Lý do là bởi các sản phẩm này có sự gia tăng nhập khẩu đáng kể và là nguyên nhân gây ra thiệt hại/đe dọa thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước của Canada. Các nhóm sản phẩm còn lại không bị áp dụng biện pháp do CITT xác định không có sự gia tăng nhập khẩu/không tồn tại thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước.

CITT cho biết sẽ loại trừ các sản phẩm nhập khẩu và có xuất xứ từ các nước đang phát triển hưởng Thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP- General Preferential Tariff) trong trường hợp: (i) Lượng nhập khẩu hàng hoá bị điều tra từ các nước này nhỏ hơn 3% tổng lượng nhập khẩu hàng hoá bị điều tra vào Canada và (ii) tổng lượng nhập khẩu hàng hoá bị điều tra từ các nước trong nhóm (i) không vượt quá 9% tổng lượng nhập khẩu hàng hoá bị điều tra vào Canada.

Việt Nam là nước đang phát triển thuộc danh sách các nước được hưởng thuế quan ưu đãi phổ cập và lượng xuất khẩu của Việt Nam là không đáng kể. Do đó, Việt Nam được loại trừ khỏi biện pháp áp dụng đối với 2 nhóm nói trên.

Nguồn tin: Petro Times

NHỮNG TIN LIÊN QUAN:
Click để tham giaspot_img

Phổ biến nhất

Bình luận mới