VSA cho biết năm 2020, giá thép toàn cầu đã kết thúc một năm bất thường ở mức cao và phần lớn đà tăng có khả năng tiếp tục kéo dài đến nửa đầu năm 2021. Điều này cũng giúp hoạt động sản xuất, tiêu thụ thép trong nước tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng cuối năm.
Tiêu thụ thép tăng phi mã trong những tháng cuối năm 2020
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trước tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát tốt ở trong nước năm 2020, các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA), CPTPP được thực thi đã tạo thêm động lực cho các lĩnh vực của nền kinh tế phục hồi và phát triển hoạt động trong trạng thái bình thường mới.
Sản xuất thép các loại trong năm 2020 đạt hơn 25,9 triệu tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ 2019. Bán hàng thép các loại đạt hơn 23,4 triệu tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt hơn 4,5 triệu tấn, giảm nhẹ 0,7% so với cùng kỳ năm 2019.
VSA cho biết năm 2020, giá thép toàn cầu đã kết thúc một năm bất thường ở mức cao và phần lớn đà tăng có khả năng tiếp tục kéo dài đến nửa đầu năm 2021.
Điều này cũng giúp hoạt động sản xuất, tiêu thụ thép trong nước tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng cuối năm.
Theo đó, chỉ tính riêng trong tháng 12, sản xuất thép các loại đạt 2,6 triệu tấn tấn, tăng 6,7% so với tháng 11 và tăng 15,9% so với cùng kỳ 2019.
Bán hàng thép các loại đạt 2,4 triệu tấn, giảm 1,02% so với tháng 11/2020, nhưng tăng 21,2% so với cùng kỳ 2019.
Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu thép thô tăng trưởng mạnh tới 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2019 đạt hơn 3,2 triệu tấn.
Trong tháng 12/2020, giá các loại nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao đột biến trên thị trường toàn cầu và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng tăng lên khoảng khoảng 14.950- 15.100 đồng/kg vào thời điểm cuối tháng 12/2020.
Năm 2020 có biến động rất lớn đặc biệt cuối năm khi thị trường nguyên liệu sản xuất thép tăng mạnh.
Theo đó, giá quặng sắt giao dịch ở mức 166,9- 167,4 USD/Tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, tăng đáng kể khoảng 30 USD/tấn tương ứng với 17-18% so với đầu tháng 12/2020.
Đại diện VSA cho biết hiện chưa có dự báo chính xác giá nguyên liệu sẽ thế nào.
Giá thép phế chào bán tại các thị trường Đông Á có xu hướng tăng mạnh, Châu Âu và Châu Mỹ có chiều hướng đi ngang.
Theo trang China Macro Economy, bắt đầu từ tháng 1/2021, Trung Quốc gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thép phế liệu vốn được ban hành 2 năm trước đó. Đồng thời, Trung Quốc cũng giảm thuế nhập khẩu thép phế liệu phục vụ cho tái sản xuất thép xuống còn 0%.
Tại hội thảo tổng kết ngành ngành thép năm 2020, ông Nguyễn Văn Đại, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tôn Đông Á cho biết từ tháng 8/2019, lượng nhập khẩu phế liệu của Trung Quốc gần như về 0 tấn vì chính sách cấm nhập khẩu thép phế liệu để sản xuất thép nhằm bảo vệ môi trường.
Nhưng bắt đầu từ tháng 1/2021, Trung Quốc thay đổi chính sách và cho phép nhập khẩu thép phế liệu dẫn đến khả năng nhu cầu về nguyên liệu thép phế liệu tăng trong năm nay. Hiện tại, một số công ty đã bắt đầu tận dụng để nhập khẩu.
Ở thị trường Việt Nam, doanh nghiệp phải nhập khẩu thép phế với giá 475 USD/tấn cuối tháng 12/2020, tăng mạnh tới 475 USD/tấn.
Giá phôi cũng tăng mức 89 USD/tấn giữ mức 586-588 USD/tấn. Giá phôi nội địa tăng 1.800 đồng/kg tới 2.000 đồng/kg giữ giá ở mức 13.400 đồng/kg đến 13.600 đồng/kg.
Kỳ vọng ngành thép tiếp tục tăng trưởng nhờ kinh tế phục hồi
Tăng trưởng sản xuất thép thô tăng 6%. Đồng thời, sản lượng các sản phẩm thép tăng 6% lên 17,4 triệu tấn. Nhập khẩu thép có thể giảm 3,5% xuống 13 triệu tấn.
Đại diện VSA cho biết nhu cầu thép tại Trung Quốc đang phục hồi mạnh do sự trở lại của ngành xây dựng và phục hồi của sản xuất công nghiệp.
Ở thị trường trong nước, với mục tiêu tăng trưởng GDP tăng khoảng 6 – 7%, ngành thép kì vọng đây là bước đệm để tăng trưởng tiêu thụ thép nội địa. Trong năm 2020, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,7% cơ cấu GDP.
Hiệp hội thép dự báo tiêu thụ thép trong năm 2020 tăng 2% lên 23,8 triệu tấn.
Tuy nhiên, VSA quan ngại một số rủi ro liên quan chủ nghĩa bảo hộ gia tăng khi các quốc gia tăng cường áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Nguồn tin: Vietnambiz