Home Tài liệu ngành thép V/v xin ý kiến dự thảo Thông tư ban hành Biểu thuế...

V/v xin ý kiến dự thảo Thông tư ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2014

0
540

 

BỘ TÀI CHÍNH
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
—————

Số: 13973/BTC-CST
V/v xin ý kiến dự thảo Thông tư ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2014

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2013

 

Kính gửi:

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
– Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương;
– Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam;
– Các Hiệp hội:

 

Thực hiện cam kết WTO năm 2014, Bộ Tài chính đã tiến hành rà soát mức thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo cam kết WTO năm 2014 và tổng hợp các kiến nghị sửa đổi mức thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi của một số doanh nghiệp và cơ quan hải quan để đưa vào dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 193/2012/TT-BTC ngày 15/112012 về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Bộ Tài chính xin trao đổi với các Bộ ngành, đơn vị về các vấn đề này như sau:

A. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi

I. Về điều chỉnh giảm mức thuế suất theo cam kết WTO:

1.1. Nguyên tắc điều chỉnh:

– Mức thuế suất không được cao hơn mức cam kết WTO năm 2014;

– Mức thuế suất nằm trong khung thuế suất do UBTVQH quy định;

1.2. Nội dung cắt giảm:

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành có 9.556 dòng thuế. Thực hiện cam kết WTO năm 2014 có 393 dòng thuế thuộc diện cắt giảm, trong đó có 223 dòng thuế đã có mức thuế suất hiện hành năm 2013 thấp hơn hoặc bằng mức cam kết WTO năm 2014 nên chỉ còn 170 dòng thuế phải điều chỉnh giảm mức thuế suất xuống bằng mức cam kết WTO năm 2014. (Danh mục các dòng thuế phải cắt giảm thuế suất bằng mức cam kết WTO 2014 tại Phụ lục 1 kèm theo).

Sau khi điều chỉnh mức thuế suất của 170 dòng thuế bằng mức cam kết WTO thì tổng số mức thuế suất tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi phát sinh là 37 mức (nhiều hơn so với mức thuế suất năm 2013 là 01 mức thuế suất). (Phụ lục 2 kèm theo).

1.3. Tác động về số thu thuế nhập khẩu:

Với việc thực hiện cắt giảm 170 dòng thuế thì mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi trung bình toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi sẽ giảm từ 10,42% xuống còn 10,37%. Theo đó, số thu thuế nhập khẩu sẽ giảm 506 tỷ đồng (với giả thiết mức kim ngạch chịu thuế MFN 2014 bằng với mức năm 2013 là 48 tỷ USD).

II. Về kiến nghị sửa đổi một số mức thuế suất nhập khẩu:

1. Mặt hàng Phân bón NPK (phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa ba nguyên tố là nitơ phospho và kali), thuộc nhóm 31.05có các mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0% và 6%.

– Nội dung kiến nghị: Các mặt hàng phân bón thuộc nhóm 31.05 không khác nhau nhiều nên đề nghị điều chỉnh mức thuế suất của các mặt hàng trong nhóm 31.05 về cùng một mức thuế suất 5%, để bảo hộ sản xuất trong nước, đồng thời tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

– Ý kiến của Bộ Tài chính:

Theo Biểu thuế XNK hiện hành các mặt hàng phân bón thuộc nhóm 3105 có 02 mức thuế suất là 0% và 6%. Cam kết WTO kể từ khi gia nhập là 6,5% và Khung thuế suất do UBTVQH quy định là 0 – 8%.

+ Mức 6% quy định cho các mặt hàng trong nước đã sản xuất được (gồm 3 dòng thuế: phân Supperphotphat, phân khoáng hoặc phân hoá học có chứa 2 hoặc 3 trong số các nguyên tố nitơ, phospho và kali; phân khoáng hoặc phân hoá học có chứa 3 nguyên tố nitơ, phospho và kali);

+ Mức 0% quy định cho các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được (gồm 7 dòng thuế: là các mặt hàng phân bón khác trong nhóm 3105)

Tuy nhiên, thực tế thời gian qua có phát sinh vướng mắc trong việc phân loại các mặt hàng phân bón ngoài chứa 3 nguyên tố Nitơ, Phospho, Kali còn chứa các nguyên tố trung lượng, vi lượng khác như sắt, mangan, lưu huỳnh…thuộc nhóm 3105. Vì vậy, Bộ Tài chính dự kiến sửa đổi thuế suất của toàn bộ các mặt hàng phân bón thuộc nhóm 31.05 về cùng một mức 3% để thuận lợi trong thực hiện.

+ Tác động về số thuế nhập khẩu: dự kiến số thu thuế nhập khẩu tăng 72 tỷ đồng/năm (kim ngạch nhập khẩu năm 2012 là 676 triệu USD, tỷ giá 1USD=21.080 đồng, tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu theo MFN chiếm 35%).

2. Mặt hàng đồ nội thất bằng kim loại được sử dụng trong văn phòng thuộc mã số 9403.10.00; Đồ nội thất bằng kim loại khác thuộc mã số 9403.20.90

– Nội dung kiến nghị: Thực tế khi khai báo nhập khẩu, không thể xác định được mục đích của hàng hóa để phân loại phù hợp. Đề nghị đưa về cùng mức thuế suất để tránh gian lận, nhầm lẫn trong việc phân loại, áp mã.

– Ý kiến của Bộ Tài chính:

Mặt hàng Đồ nội thất bằng kim loại được sử dụng trong văn phòng thuộc mã số 9403.10.00, thuế suất hiện hành 20%; Đồ nội thất bằng kim loại khác thuộc mã số 9403.20.90, thuế suất hiện hành10%. Hai mặt hàng này hiện đang được quy định mức thuế suất bằng mức trần cam kết WTO năm 2013. Kim ngạch năm 2012 của mặt hàng Đồ nội thất bằng kim loại được sử dụng trong văn phòng, mã số 9403.10.00 là 2,5 triệu USD, mặt hàng Đồ nội thất bằng kim loại khác, mã số 9403.20.90 là 4,3 triệu USD. Trường hợp điều chỉnh thuế suất chỉ có thể điều chỉnh mặt hàng “Đồ nội thất bằng kim loại được sử dụng trong văn phòng thuộc mã số 9403.10.00” thuế suất 20% xuống 10%, bằng với mức thuế suất của mặt hàng“Đồ nội thất bằng kim loại khác thuộc mã số 9403.20.90”.

Để tránh phát sinh vướng mắc trong thực hiện phân loại tính thuế nhập khẩu, Bộ Tài chính dự kiến sửa đổi thuế suất của mặt hàng đồ nội thất bằng kim loại được sử dụng trong văn phòng từ mức 20% xuống 10% .

Tác động về số thu thuế nhập khẩu: dự kiến số thu thuế nhập khẩu sẽ giảm khoảng 1,89tỷ/năm (Kim ngạch năm 2012 là 2,5 triệu USD, tỷ giá 21.080, tỷ lệ kim ngạch chịu thuế MFN là 35%)

3. Mặt hàng bột nhựa PVC nhũ tương mã số 3904.10.92 (kiến nghị của Công ty bột nhựa Phú Lâm)

– Nội dung kiến nghị: Công ty đề nghị giảm thuế suất của mặt hàng nhựa PVC nhũ tương từ 5% xuống 0% bằng với mức thuế suất quy định của năm 2011 (Thông tư 184/2010/TT-BTC) vì việc duy trì mức 5% từ năm 2012 đối với cả hai mặt hàng PVC sản xuất theo công nghệ huyền phù và PVC dạng bột nhũ tương đến nay không những gây ảnh hưởng bất lợi đến thị trường trong nước mà còn gây nên sự mất công bằng cho các công ty sử dụng bột PVC sản xuất theo công nghệ nhũ tương.

Theo Công ty hoàn toàn có thể phân biệt được sự khác nhau giữa hai loại bột này. Cụ thể:

Nội dung

PVC huyền phù (PVC-S)

PVC nhũ tương (PVC-E)

Cỡ hạt bột

100-160Micron

5-15 Micron

Công nghệ sản xuất

Cán, ép

Coating (bọc, phủ)

Loại máy sử dụng bột nhựa

Calender machine

(Máy cán màng)

Casting machine

(Máy quét vải)

Phương pháp tạo vân nền của thành phẩm

Embossing roll

(Lô ép vân)

Release paper

(Giấy in vân)

Lưu trình sản xuất không giống nhau

Dán vải xong -> phát xốp

Phát xốp xong -> dán vải

Độ cứng mềmcủa thành phẩm

Cứng hơn PVC nhũ tương

Rất mềm

Nơi sản xuất bột nhựa

Nội địa + nhập khẩu

100% nhập khẩu

Giá cả bột nhựa

850-1050USD

1250USD

Hiện nay tại Việt nam có hai Công ty cung cấp bột nhựa (TPC VINA và PMPC) chỉ sản xuất bột nhựa PVC nguyên sinh chứ không sản xuất được bột nhựa PVC nhũ tương nên sau khi đưa mức thuế bột PVC nhũ tương lên 5% cũng không thể làm tăng lượng hàng tiêu thụ của hai công ty này. Ngược lại làm tăng chi phí đầu vào, tăng thêm khó khăn cho các Công ty đang sử dụng bột PVC sản xuất theo công nghệ nhũ tương trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

– Ý kiến của Bộ Tài chính:

Trước ngày 01/01/2012, theo Thông tư 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 thì mặt hàng PVC nhũ tương, dạng bột có mã số 3904.10.90.10, thuế suất 0%; mặt hàng PVC dạng huyền phù, mã số 3904.10.10.00 thuế suất 5%, PVC dạng bột, mã số 3904.10.90.30, thuế suất 7%.

Từ ngày 1/1/2012 trở đi danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thực hiện thống nhất theo danh mục hàng hoá nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC. Theo đó mặt hàng PVC nhũ tương dạng bột và PVC dạng bột có chung một mã số là 3904.10.92, thuế suất 5% (khung thuế suất thuế nhập khẩu của Ủy ban thường vụ Quốc hội nhóm 39.04 là 0-18%, cam kết WTO 2013, 2014 của các mặt hàng thuộc phân nhóm 3904.10 là 6,5%; thuế suất theo Biểu ASEAN-Nhật Bản là 4%, Biểu ASEAN-Trung Quốc là 5%). Theo số liệu thống kê của TCHQ thì kim ngạch nhập khẩu năm 2013 của mặt hàng bột PVC, mã số 3904.10. 92 là 10,4 triệu USD, 6 tháng đầu năm 2013 là 22,4 triệu USD, nhập khẩu chủ yếu từ các nước Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc. Tuy nhiên đây là kim ngạch chung cho các mặt hàng bột PVC (bao gồm cả PVC nhũ tương dạng bột).

Theo Thông tư số 04/2012/TT-BKHĐT ngày 13/8/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được thì mặt hàng PVC nhũ tương dạng bột không có tên trong các danh mục kèm theo Thông tư 04/2012/TT-BKHĐT.

Theo thông tin của doanh nghiệp thì hiện trong nước có hai Công ty cung cấp bột nhựa (TPC VINA và PMPC) chỉ sản xuất bột nhựa PVC nguyên sinh dạng huyền phù chứ không sản xuất được bột nhựa PVC nhũ tương. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng tiêu chí để phân biệt mặt hàng PVC nhũ tương và PVC huyền phù do doanh nghiệp đưa ra rất khó để xác định, không có quy định cụ thể cách xác định các tiêu chí này.

Vì vậy, Bộ Tài chính đề xuất 02 phương án:

+ PA 1: Giữ nguyên thuế suất của mặt hàng PVC nhũ tương là 5%;

+ PA2: chi tiết dòng thuế riêng cho mặt hàng nhựa PVC nhũ tương dạng bột vào chương 98 nhóm 983.x với mức thuế suất ưu đãi riêng 0% (bằng với mức thuế suất quy định của năm 2011 và bổ sung thêm tiêu chí phân biệt giữa 02 loại bột nhựa PVC nhũ tương và PVC huyền phù theo tiêu chí mà doanh nghiệp cung cấp nêu ở trên để hướng dẫn phân loại cho rõ ràng, hạn chế gian lận thương mại ).

4. Mặt hàng bình bơm thuốc trừ sâu động cơ điện (Kiến nghị của Công ty BMC).

– Nội dung kiến nghị:

Công ty TNHH BMC đã nghiên cứu và sản xuất kinh doanh dòng sản phẩm bình bơm thuốc trừ sâu động cơ điện từ năm 2009 nhằm góp phần phục vụ tiêu dùng và góp sức vào ngành nông nghiệp Việt Nam. Sản phẩm của công ty là bình bơm thuốc sâu sử dụng ắc quy cung cấp điện, độ phun tơi đều, tiết kiệm thời gian phun và sức lao động so với bình bơm tay truyền thống, mang lại lợi ích sử dụng cho người tiêu dùng. Năng lực sản xuất hơn 92.000 bình/năm và khả năng đáp ứng khoảng 40% nhu cầu trong nước. Sản phẩm bình bơm thuốc sâu động cơ điện của Công ty phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu cùng loại, đặc biệt là cạnh tranh về giá. Hiện mặt hàng này được xếp vào mã số 8424.81.50, có thuế nhập khẩu 0%. Vì vậy, Công ty đề nghị xem xét tăng thuế nhập khẩu đối với bình bơm thuốc trừ sâu động cơ điện để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.

– Ý kiến của Bộ Tài chính:

+ Mặt hàng bình bơm thuốc trừ sâu động cơ điện thuộc mã số 8424.81.50, thuế suất hiện hành là 0%, khung thuế suất là 0-19%, cam kết WTO là 5%. Kim ngạch nhập khẩu 5,5 triệu USD, chủ yếu từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Anh, Mỹ, Đức, Singapore, Úc… thuế suất theo các Biểu FTA: ATIGA, ACFTA, AKFTA đều là 0%.

Theo danh mục Biểu thuế thì mã số 8424.81.50 là thiết bị cơ khí để phun bắn, phun rải, hoặc phun áp lực các chất lỏng hoặc chất bột, dùng trong nông nghiệp hoặc làm vườn, loại hoạt động bằng điện. Đây là sản phẩm cơ khí trong nước đã có sản xuất với năng lực sản xuất hơn 92.000 bình/năm và khả năng đáp ứng khoảng 40% nhu cầu trong nước. Vì vậy để tạo điều kiện cho sản phẩm trong nước có thể cạnh tranh được với hàng nhập khẩu (thuế suất theo ATIGA, ACFTA, AKFTA đều là 0%), Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh tăng thuế suất của dòng thuế 8424.81.50 từ 0% lên 3%.

+ Mặt hàng bình bơm thuốc trừ sâu không hoạt động bằng điện (loại cơ) thuộc mã số 8424.81.40 có mức thuế suất 0%, cam kết WTO là 5% và khung thuế suất là 0 – 19%. Để hạn chế vướng mắc trong việc phân loại, Bộ Tài chính dự kiến sửa đổi thuế suất của mặt hàng bình bơm thuốc trừ sâu không hoạt động bằng điện thống nhất với mức thuế suất 3% của mặt hàng bình bơm thuốc trừ sâu hoạt động bằng điện.

+ Tác động về số thu thuế nhập khẩu: Cả 02 mặt hàng bình bơm thuốc trừ sâu không hoạt động bằng điện và mặt hàng bình bơm thuốc trừ sâu hoạt động bằng điện đều đang được phân loại chung vào dòng thuế của thiết bị dùng trong nông nghiệp hoặc làm vườn do vậy, khi điều chỉnh tăng thuế suất của 02 mặt hàng này từ 0% lên 3% thì đồng thời điều chỉnh tăng thuế suất của các thiết bị dùng trong nông nghiệp hoặc làm vườn khác lên 3%. Theo đó dự kiến tác động tăng số thu thuế nhập khẩu của 02 dòng thuế khoảng 3 tỷ đồng/năm (kim ngạch nhập khẩu năm 2012 là 14,3 triệu USD, tỷ giá 1USD = 21080đồngtỷ lệ kim ngạch chịu thuế MFN là 35%)

III. Về Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi:

Bộ Tài chính dự kiến bổ sung thêm nhóm 72.29 vào mục Mã số tương ứng tại mục I phụ lục II của nhóm 98.11: “Thép hợp kim có chứa nguyên tố Bo trừ chủng loại thép cán mỏng, cán phẳng được cán nóng” thành 72.25, 72.26, 72.27, 72.28, 72.29. Trước đây nguyên tố Bo chỉ được đưa vào nhóm thép hợp kim dạng tấm nay đã xuất hiện cả trong loại dây thép hợp kim, do vậy cần đưa thêm chủng loại dây thép này vào nhóm 98.11 để hạn chế gian lận thương mại. Theo đó thuế suất mặt hàng thép hợp kim chứa nguyên tố Bo thuộc nhóm 72.29 tăng từ 0% lên 10%.

B. Biểu thuế xuất khẩu:

I. Về Danh mục Biểu thuế xuất khẩu

Danh mục biểu thuế xuất khẩu hiện hành được chi tiết theo tên và mã số hàng hoá của nhóm mặt hàng hoặc mặt hàng ở cấp độ mã số 04 chữ số hoặc 08 chữ số và có hướng dẫn về cách kê khai mã số hàng hoá khi xuất khẩu tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 193/2012/TT-BTC. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Biểu thuế xuất khẩu, Bộ Tài chính có nhận được một số phản ánh vướng mắc về cấu trúc và áp mã hàng hoá xuất khẩu nên để tạo thuận lợi trong thực hiện của doanh nghiệp và cơ quan hải quan, Bộ Tài chính dự thảo danh mục biểu thuế xuất khẩu 2014 theo danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam với nguyên tắc như sau:

– Chi tiết các nhóm mặt hàng đến cấp độ 8 số;

– Mã số và mô tả hàng hoá tuân thủ theo Danh mục hàng hoá nhập khẩu Việt Nam ban hành theo Thông tư 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính;

– Đối với những nhóm hàng đã được định danh như trong Biểu nhập khẩu thì được ghi mã số và tên mô tả hàng hoá giống như trong Biểu nhập khẩu;

– Đối với những mặt hàng chưa được định danh trong Biểu thuế nhập khẩu thì tuỳ tính chất mặt hàng, quy tắc phân loại hàng hoá mà được chi tiết tên riêng và áp mã số theo mã số của Biểu thuế nhập khẩu.

(Danh mục Biểu thuế xuất khẩu theo Phụ lục 3 đính kèm).

II. Về mức thuế suất thuế xuất khẩu

1. Về thực hiện cam kết WTO:

Cam kết về thuế xuất khẩu trong WTO chỉ áp dụng đối với nhóm mặt hàng phế liệu sắt thép và phế liệu kim loại màu. Mức cắt giảm cuối cùng là 17% đối với phế liệu sắt thép và 22% đối với phế liệu kim loại màu vào năm 2012. Riêng thuế xuất khẩu phế liệu thép không gỉ hiện hành là 15%, bằng mức sàn của khung thuế suất do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành. Theo đó, mức 22%, 17% và 15% đã được quy định tại Thông tư số 157/2011/TT-BTC (áp dụng từ 1/1/2012) và tiếp tục giữ nguyên mức thuế suất tại Thông tư số 193/2012/TT-BTC (áp dụng từ 1/1/2013). Năm 2014 Bộ Tài chính đề nghị giữ nguyên mức 22%, 17% và 15% đối với các mặt hàng phế liệu sắt thép và phế liệu kim loại màu tại Biểu thuế xuất khẩu 2014.

2. Một số kiến nghị điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu:

2.1. Mặt hàng than gỗ rừng trồng, thuộc mã số 4402.90.90 ( Công ty Cổ phần Đức Lộc, Công ty Cổ phần XNK Mỹ nghệ Thăng Long và Cục Hải quan tỉnh Bình Định)

– Kiến nghị của doanh nghiệp:

Theo Thông tư số 56/2013/TT-BTC ngày 06/05/2013 thì mặt hàng “than gỗ rừng trồng” mã số 4402.90.90 được áp dụng mức thuế xuất khẩu 5% và phải đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật quy định tại Điều 2 Thông tư số 56/2013/TT-BTC. Tuy nhiên, việc thực hiện đã gặp phải vướng mắc khi kiểm hoá do than không lau chùi nên không bóng, đen, nếu lau chùi than sẽ bóng, đen và cứng, rắn chắc, tuy nhiên có một vài vết rạn không đáng kể, do trong quá trình sản xuất không thể không có, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Thông tư 56/2013/TT-BTC chỉ áp dụng đối với than gỗ rừng trồng. Trên thực tế thì phần lớn than củi của Việt Nam được các hộ dân hầm từ nguồn gỗ khai thác tận dụng từ các vườn cây ăn trái, cà phê, cao su, cam, bưởi… mà đã hết tuổi thu hoạch. Mặt hàng than củi gỗ vườn này được Công ty thu mua từ các hộ cá thể và được chính quyền sở tại xác nhận trong các bảng kê thu mua để làm nguồn gốc hàng hoá. Mã HS kê khai cũng là 4402.90.90. Vì vậy, Công ty đề nghị mở rộng quy định áp dụng cho mặt hàng than gỗ được sản xuất từ gỗ vườn, góp phần tiêu thụ sản phẩm của nông dân, tạo việc làm tại chỗ…

Doanh nghiệp đề nghị sửa đổi chú giải nhóm quy định tại Điều 2 Thông tư số 56/2013/TT-BTC như sau:

Tiêu chí

Yêu cầu

Ngoại quan

Đen, xám, tròn hoặc mảnh

Độ cứng

Cứng, rắn

Hàm lượng carbon cố định (C)

≥ 70%

Nhiệt lượng

≥ 7000Kcal/kg

 (Hàm lượng carbon và nhiệt lượng tổng thể hiện toàn bộ chất lượng của than củi sạch gỗ rừng trồng (than củi trắng)

– Cục Hải quan Bình Định đề nghị hướng dẫn cụ thể tiêu thí đối với than đen bóng láng, không nứt nẻ; đồng thời giải thích rõ tiêu chí về độ cứng của than, thế nào là cứng, rắn chắc?

– Ý kiến Bộ Tài chính:

+ Về kiến nghị sửa đổi tiêu chí than gỗ rừng trồng xuất khẩu:

Theo quy định tại Điều 2, Thông tư số 56/2013/TT-BTC thì than gỗ rừng trồng xuất khẩu phải đảm bảo các tiêu chí về ngoại quan: đen bóng láng, không nứt nẻ, cứng rắn chắc. Việc quy định các tiêu chí này tại Thông tư nhằm để phân biệt than gỗ rừng trồng sản xuất theo quy mô công nghiệp với than gỗ truyền thống trong dân (than gỗ truyền thống thì có màu đen xám, xù xì, nứt nẻ, mềm và dễ vỡ).

Thực tế mặt hàng than gỗ rừng trồng của các Công ty sản xuất cũng như hàng xuất khẩu thực tế tại các cơ quan hải quan thì vẫn có các vết rạn nứt nhỏ và màu sắc không hoàn toàn được đen bóng láng mà có thể là màu đen, hoặc xám. Qua trao đổi với các Công ty thì quá trình sản xuất không thể không có các vết rạn nứt ở một tỷ lệ nhất định (khoảng 20-30% tuỳ thuộc vào kỹ thuật công nhân đốt lò).Tuy nhiên các vết rạn nứt này không ảnh hưởng đến chất lượng của than mà các tiêu chí về hàm lượng Carbon, nhiệt lượng, độ bốc…mới quyết định chính chất lượng than.Thực tế các đối tác nhập khẩu vẫn chấp nhận các loại than có các vết rạn nứt này.

Do vậy, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và cơ quan hải quan trong khâu kiểm tra hàng hoá, Bộ Tài chính dự kiến bỏ tiêu chí về ngoại quan và độ cứng và chỉ yêu cầu bắt buộc đáp ứng các tiêu chí về mặt kỹ thuật (hàm lượng tro, hàm lượng carbon, nhiệt lượng, hàm lượng lưu huỳnh, độ bốc) vì để đáp ứng được các tiêu chí kỹ thuật này bắt buộc than phải được sản xuất theo quy mô công nghiệp, sấy và nung yếm khí trong thời gian 30-35 ngày.

+ Về kiến nghị mở rộng diện áp dụng chịu thuế đối với mặt hàng than gỗ vườn và không quy định tiêu chí kỹ thuật : Việc quy định tiêu chí kỹ thuật đối với than gỗ rừng trồng xuất khẩu nhằm khuyến khích việc đầu tư công nghệ nung than theo quy mô công nghiệp từ nguồn gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo…), sử dụng công nghệ cao, lượng khói phát sinh ít, đảm bảo môi trường sản xuất. Đối với than gỗ truyền thống được hầm nung ngắn ngày, đốt trong hầm ngoài trời, từ 3-4 ngày, phát sinh nhiều khói khi đối lò, ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Các mặt hàng than gỗ vườn chủ yếu được nung theo phương thức truyền thống. Do vậy đối với kiến nghị mở rộng đối tượng đối với mặt hàng than gỗ vườn, theo Bộ Tài chính không nên mở rộng đối tượng theo như kiến nghị.

2.2. Nhóm các sản phẩm chế biến sâu từ quặng titan và tinh quặng titan (theo kiến nghị của Hiệp hội Titan Việt Nam)

Tại công văn số 25/2013/VP.HH ngày 27/8/2013 Hiệp hội Titan đề nghị mức giảm thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm chế biến sâu từ tinh quặng titan đề nghị giảm thuế xuất khẩu như sau:

TT

THUỘC NHÓM VÀ PHÂN NHÓM

MÔ TẢ HÀNG HOÁ

MỨC THUẾ XUẤT KHẨU

Hiện tại

Dự kiến điều chỉnh

 

 

 

 

 

Quặng Titan và tinh quặng Titan

 

 

1

2614

00

10

90

Quặng tinh Inmenite

30%

25%

2

2614

00

10

10

Inmenite hoàn nguyên (TiO2> 56%, FeO < 11%)

15%

5%

3

2614

00

10

20

Xỉ Ti – tan

+ TiO2 > 85%

+ TiO> 75-84%

 

10%

 

5%

7%

4

2614

00

10

30

Ru tin nhân tạo và Ru tinh tổng hợp :

+ Ru tin nhân tạo (TiO2 > 90% )

+ Ru tin tổng hợp (tự nhiên, TiO2 > 83% )

 


15
%


15
%

 


10
%


10
%

Hiệp hội gửi kèm theo quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm chế biến từ tinh quặng Titan và đề nghị xem xét điều chỉnh cách phân loại và thuế suất các mặt hàng đã được quy định trong Thông tư số 44/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính. Đồng thời trình Chính phủ và Quốc hội xem xét, điều chỉnh khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với nhóm khoáng sản Titan từ khung 10¸40% xuống khung từ 5 ¸ 30%. Trong lúc chưa đề nghị được Quốc hội xem xét điều chỉnh khung thuế xuất khẩu, kính đề nghị Quý Bộ điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng loại sản phẩm như đề nghị ở trên.

Theo Hiệp hội Titan thì ngành khai thác khoáng sản Titan trong những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là 2 năm 2011- 2012, sản xuất cầm chừng ở mức tối thiểu. Hiệp hội đề nghị giảm thuế xuất khẩu cho sản phẩm khoáng sản vì hiện nay các loại thuế, phí, lệ phí đối với các sản phẩm của Việt Nam là rất cao. Đặc biệt là các sản phẩm khoáng sản xuất khẩu như quặng tinh Inmenite thuế xuất khẩu 40% (theo TT 44/TT-BTC ngày 25/4/2013), cộng với các loại thuế, phí và lệ phí khác sẽ nâng tổng mức thuế, phí và lệ phí lên trên 50% đến 60% giá bán. Điều này dẫn đến thua lỗ của các Công ty thuộc Hiệp hội.

Ý kiến của Bộ Tài chính:

a) Theo Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ Công Thương hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 4/02/2013 thì đã bổ sung quy định rõ sản phẩm chế biến từ quặng titan gồm: bột zircon, inmenite hoàn nguyên, xỉ titan loại 1, xỉ titan loại 2, tinh quặng rutile, rutiel nhân tạo/ rutile tổng hợp, tinh quặng monazit (mà theo Thông tư số 08/2008/TT-BCT hướng dẫn về xuất khẩu khoáng sản trước đây chưa quy định).

b) Về mã số của các mặt hàng đã qua chế biến từ tinh quặng titan:

Tại Chú giải B – Chú giải phân nhóm nêu tại Khái quát chung của Chương 26 có nêu: Những quy trình mà các sản phẩm nhóm 2601 đến 2617 có thể tuân thủ bao gồm cả các quy trình vật lý, hoá lý hoặc hoá học với điều kiện là các biện pháp này là thông thường đối với sự làm giàu quặng để tách kim loại . Loại trừ các thay đổi do kết quả nung, thiêu hoặc đốt cháy (có hoặc không có sự thiêu kết) những quy trình này không làm biến đổi thành phần hoá học của hợp chất cơ bản của quặng cung cấp kim loại. Các quy trình hoá lý hoặc hoá học bao gồm: nghiền, nghiền nhỏ, tách bằng từ tính, tách bằng trọng lực, tuyển nổi, sàng lọc, phân loại, thiêu kết bột (ví dụ bằng cách nung kết hoặc viên vê nhỏ) thành các hạt, viên bi nhỏ, viên gạch (có hoặc không thêm lượng nhỏ các chất kết dính) làm khô, nung, thiêu để ô xi hoá, khử hoặc từ hoá quặng …(nhưng không được nung cho các mục đích sunfat hoá, clo hoá).

Các tinh quặng thu được bằng quá trình xử lý (tuyển quặng) trừ các biện pháp nung hoặc thiêu, mà các biện pháp này làm thay đổi thành phấn hoá học hoặc cấu trúc tinh thể của quặng cơ bản thì sẽ bị loại trừ (Chương 28).

Qua nghiên cứu quy trình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ tinh quặng titan cho thấy các mặt hàng inmenite hoàn nguyên, rutile tổng hợp và rutile nhân tạo, xỉ titan đều là các mặt hàng đã qua quá trình chế biến sâu, hàm lượng TiO2 tăng từ 47% lên 56%, 75% và 85% thậm chí đạt trên 90%. Giá trị sản phẩm chế biến sâu từ quặng titan tăng lên đáng kể: Giá xuất khẩu rutile gấp hơn 4 lần so với tinh quặng inmenite, giá xuất khẩu xỉ titan gấp hơn 8 lần so với giá xuất khẩu tinh quặng inmenite (Chi tiết quy trình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ tinh quặng titan kèm theo).

Căn cứ chú giải HS, quy định tại Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ Công Thương và quy trình sản xuất với tiêu chí phân loại của Biểu thuế cho thấy quá trình chế biến đã làm cho các sản phẩm inmenite hoàn nguyên, rutile tổng hợp, rutile nhân tạo, xỉ titan đã có sự thay đổi về cấu trúc tinh thể và thành phần hoá học so với quặng inmenit (ví dụ: Rutile tổng hợp sau quá trình chế biến từ tinh quặng Rutile tự nhiên không có S và P thì đến Rutile tổng hợp hàm lượng TiO2 trên 83% đã có S và P trong thành phần và khi chế biến nâng hàm lượng TiOlên càng cao thì tỷ lệ các chất có trong Rutile cũng thay đổiđồng thời cấu trúc tinh thể của sản phẩm cũng có sự thay đổi) nên việc phân loại vào nhóm 2614 như Biểu thuế xuất khẩu hiện hành là không còn phù hợp, mà phải phân loại vào nhóm oxit titan, mã số 2823.00.00 (theo chú giải HS).

c) Về thuế suất thuế xuất khẩu:

– Quy định hiện hành: Thuế xuất khẩu quy định đối với mặt hàng tinh quặng titan và các sản phẩm chế biến từ tinh quặng inmenite hiện nay được quy định tại Thông tư 44/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 như sau:

Số TT

Mô tả hàng hoá

Thuộc các nhóm hàng, phân nhóm hàng, mã số hàng hóa

Thuế suất

(%)

28

Quặng titan và tinh quặng titan.

 

 

 

 

 

– Quặng inmenit và tinh quặng inmenit:

 

 

 

 

 

– – Inmenit hoàn nguyên (TiO2 ≥ 56% và FeO ≤ 11%)

2614

00

10

15

 

– – Xỉ titan (TiO­2 ≥ 85%)

2614

00

10

10

 

– – Rutile nhân tạo và rutile tổng hợp (TiO2 ≥ 83%)

2614

00

10

15

 

– – Loại khác

2614

00

10

40

 

– Loại khác

2614

00

90

40

Theo đó, các mặt hàng là Quặng và tinh quặng inmenite có mức thuế xuất khẩu là 40%, các mặt hàng đã qua chế biến từ tinh quặng inmenite có mức thuế xuất khẩu là 10% và 15%. Khung thuế suất do UBTVQH quy định đối với nhóm 26.14, 26.15 là 10-40%.

– Trường hợp, mã số của các mặt hàng đã qua chế biến từ tinh quặng inmenite gồm inmenite hoàn nguyên, rutile tổng hợp và rutile nhân tạo, xỉ titan được sắp xếp lại vào nhóm oxit titan, mã số 2823.00.00 thì khung thuế suất do UBTVQH quy định cho nhóm mặt hàng này là 0-10% nên các mặt hàng inmenite hoàn nguyên, rutile tổng hợp và rutile nhân tạo, xỉ titan siêu mịn thuộc nhóm 28.23 có mức thuế suất cao nhất cho các mặt hàng này sẽ là 10%; các mặt hàng là quặng titan, tinh quặng titan (tinh quặng inmenite) vẫn được giữ ở nhóm 2614 với mức thuế suất 40%.

– Dự kiến điều chỉnh thuế suất của Bộ Tài chính:

Ngày 3/9/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1546/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030. Tại tiết b, Mục 5, Điều 1 về cơ chế chính sách tài chính có nêu: “Rà soát, điều chỉnh kịp thời các loại thuế, phí, lệ phí hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác”.

Căn cứ vào chủ trương tại Quyết định số 1546/QĐ-TTg nêu trên; Căn cứ Khung thuế suất do UBTVQH quy định cho nhóm 26.14, 26.15 là 10-40% và nhóm 2823 là 0 – 10%; Căn cứ quy định về tiêu chí xuất khẩu đối với sản phẩm tinh quặng titan quy định tại Thông tư 41/2012/TT-BCTngày 24/12/2012 của Bộ Công Thương; trên cơ sở kiến nghị của Hiệp hội, để vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và vừa đạt được mục tiêu hạn chế xuất khẩu khoảng sản thô, khuyến khích xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến và trên cơ sở chi phí giá thành sản xuất các sản phẩm đã qua chế biến, Bộ Tài chính dự kiến như sau:

– Đối với tinh quặng inmenit.

Theo Hiệp hội Titan, do giá bán xuất khẩu tinh quặng inment giảm nên nếu áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu 40% thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ (nếu xuất khẩu với mức thuế 40% thì khu vực Thái nguyên sẽ lỗ từ 670.000 đ đến 710.000 đ/tấn; khu vực Hà Tĩnh sẽ lỗ 849.000 đ/tấn; khu vực Bình định sẽ lỗ 227.680 đ/tấn; và khu vực Quảng Bình sẽ lỗ 248.997 đ/tấn). Tuy nhiên, mặt hàng tinh quặng inmenit là khoáng sản ở dạng thô, là nguyên liệu đầu vào để sản xuất, chế biến những sản phẩm như xi titan, inmenite hoàn nguyên, rutiel nhân tạo, rutile tổng hợp nên trước năm 2013 không được phép xuất khẩu. Chỉ từ ngày 17/12/2012, Chính phủ mới cho xuất khẩu lượng tồn kho (Thông báo số 407/TB-VPCP). Báo cáo kết quả kinh doanh chung năm 2012 và 6 tháng năm 2013 của một số doanh nghiệp khoáng sản là lãi, doanh nghiệp chỉ lỗ nếu xuất khẩu vì vậy, theo chủ trương không khuyến khích xuất khẩu khoáng sản thô, Bộ Tài chính dự kiến:

+ Giữ nguyên thuế suất của mặt hàng tinh quặng Inmenit (2614.00.10) là 40%

+ Điều chỉnh tăng thuế suất của mặt hàng tinh quặng Rutile tự nhiên (2614.00.90) hàm lượng TiO<83% từ 15% lên 40% (Mặt hàng này chưa phải là sản phẩm chế biến sâu mới chỉ qua tuyển tách, thuộc diện khoáng sản thô làm đầu vào cho chế biến sâu vì vậy, không khuyến khích xuất khẩu. Việc quy định mức 40% là nhằm thống nhất với các mặt hàng tinh quặng khác trong nhóm).

– Đối với xỉ titan .

Mặt hàng xỉ titan gồm 02 loại xỉ titan loại 1 (TiO³ 85%, FeO ≤ 10%)) và xỉ titan loại 2 (70≤ TiO< 85%, FeO ≤ 10%). Theo số liệu của Hiệp hội Titan thì xỉ titan loại 92% đang bị lỗ 657.600 đ tuy nhiên sản phẩm xỉ titan loại dưới 92% không lỗ. Do các mặt hàng này chưa phải là sản phẩm cuối cùng trong quy trình sản xuất, không thuộc diện bị lỗ hoặc lỗ ở mức thấp nên Bộ Tài chính dự kiến giữ nguyên thuế suất của xỉ titan (cả hai loại xỉ 1 và 2) là 10% bằng với mức thuế suất cao nhất của khung biểu thuế xuất khẩu quy định cho nhóm 2823 (khi chuyển từ nhóm 2614 sang nhóm 2823 thì thuế suất của xỉ titan loại 1 không thay đổi tuy nhiên thuế suất của xỉ titan loại 2 sẽ phải điều chỉnh từ 40% về mức thuế suất 10% là mức cao nhất của Khung Biểu thuế xuất khẩu của UBTVQH).

– Về rutil tổng hợp :

Theo số liệu của Hiệp hội Titan, sản phẩm Rutil tổng hợp đang có lãi khoảng từ 353.000 đ/tấn đến 1 triệu đ/tấn vì vậy, Bộ Tài chính dự kiến quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu của mặt hàng rutile tổng hợp/rutile nhân tạo là 10% (bằng với mức thuế suất cao nhất của khung. (Hiện nay mặt hàng này đang được phân loại ở nhóm 2614 với mức thuế suất 15% nay chuyển sang nhóm 2823 thì sẽ phải điều chỉnh về mức thuế suất 10% là mức cao nhất của Khung Biểu thuế xuất khẩu của UBTVQH ).

– Đối với inmenit hoàn nguyên: Theo số liệu của Hiệp hội Titan, tại Quảng Trị, chi phí sản xuất trước thuế xuất khẩu 9,36 triệu đồng/tấn; Giá bán hiện tại 9,5641 triệu đồng/tấn. Nếu thuế xuất khẩu 15% thì mỗi tấn sản phẩm lỗ 1.231.000 đồng. vì vậy, Bộ Tài chính dự kiến quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu của mặt hàng inmenit hoàn nguyên là 10% (bằng với mức thuế suất cao nhất của khung. (Hiện nay mặt hàng này đang được phân loại ở nhóm 2614 với mức thuế suất 15% nay chuyển sang nhóm 2823 thì sẽ phải điều chỉnh về mức thuế suất 10% là mức cao nhất của Khung Biểu thuế xuất khẩu của UBTVQH)

Số TT

Mô tả hàng hoá

Thuộc các nhóm hàng, phân nhóm hàng, mã số hàng hóa

Thuế suất

(%)

28

Quặng titan và tinh quặng titan.

 

 

 

 

 

– Quặng inmenit và tinh quặng inmenit

2614

00

10

40

 

– Loại khác:

 

 

 

 

 

– – Rutil tự nhiên (TiO­2 ≤ 83%)

2614

00

90

40

 

– – Loại khác

2614

00

90

40

 

 

 

 

 

 

30

Titan oxit.

 

 

 

 

 

– Inmenit hoàn nguyên (TiO2 ≥ 56% và FeO ≤ 11%)

2823

00

00

10

 

– Xỉ titan loại 1 (TiO ≥ 85%, FeO ≤ 10%)

2823

00

00

10

 

– Xỉ titan loại 2 (70≤ TiO< 85%, FeO ≤ 10%

2823

00

00

10

 

– Rutile nhân tạo và rutile tổng hợp (TiO­2 ≥ 83%)

2823

00

00

10

 

– Loại khác

2823

00

00

0

C. Dự thảo Thông tư:

Dự thảo Thông tư gồm 5 Điều, cơ bản tương tự như kết cấu và nội dung quy định tại Thông tư số 193/2012/TT-BTC và có sửa đổi một số điểm sau:

1. Điều 2: Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế:

– Sửa đổi nội dung khoản 1 và 2 Điều 2 cho phù hợp với danh mục biểu thuế xuất khẩu mới (đã được chi tiết ở cấp độ 8 chữ số như danh mục biểu thuế nhập khẩu);

– Sửa đổi điểm c khoản 3 Điều 2 – nội dung hướng dẫn về hồ sơ không phải nộp thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng xuất khẩu được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu nhập khẩu. Theo đó toàn bộ nội dung này đã được dẫn chiếu tới Khoản 2 Điều 126 Thông tư số 128/TT-BTC ngày 10/9/2013 (Thông tư thay thế Thông tư số 194/2010/TT-BTC về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu).

2. Điều 5: Thông tư có hiệu lực thi hành từ 01/01/2014 theo đúng cam kết với WTO.

Bộ Tài chính đề nghị các Bộ ngành, đơn vị liên quan có ý kiến về các nội dung nêu trên và gửi ý kiến về Bộ Tài chính trước ngày 30/10/2013 để kịp tổng hợp, ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2014.

Trân trọng sự phối hợp công tác Quý cơ quan./.

 

 

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Website Bộ Tài chính (để xin ý kiến);
– Cục Hải quan các tỉnh thành phố (để t/gia ý kiến);
– TCHQ;
– Vụ Pháp chế;
– Vụ Hợp tác quốc tế;
– Lưu: VT, CST (P XNK).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

 

NO COMMENTS