Chủ Nhật, Tháng mười hai 22, 2024
Cổng kết nối giao thương, mua bán, thảo luận, trao đổi của HỘI SẮT THÉP tại Việt Nam
HomeTin tứcTăng nhập khẩu sắt thép Trung Quốc cũng chưa hạ nhiệt được...

Tăng nhập khẩu sắt thép Trung Quốc cũng chưa hạ nhiệt được giá thép trong nước

 Trung Quốc là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay với khối lượng gấp 1,7 lần, giá trị gấp gần 2 lần và giá nhập khẩu trung bình cũng tăng cao so với cùng kỳ.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến hết tháng 4, tổng lượng sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam tăng hơn 12% nhưng kim ngạch đã tăng lên hơn 36,6%, mức tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước.

Giá nhập khẩu cũng tăng vọt 21,%, lên 743,3 USD/tấn, tương đương hơn 17 triệu đồng/tấn, trong khi đó cùng kỳ năm trước chỉ hơn 14 triệu đồng/tấn, bình quân tăng 3 triệu đồng/tấn.

Trong đó, Trung Quốc là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam. Tính hết tháng 4, lượng sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 2,63 triệu tấn. Con số này tăng khoảng 1,1 triệu tấn, tương đương gấp 1,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, tỷ trọng nhập khẩu sắt thép các loại xuất xứ Trung Quốc đã nhanh chóng nâng từ mức 1/3 trong 4 tháng đầu năm 2020 lên chiếm hơn 1/2 tổng nhu cầu nhập khẩu sắt thép các loại của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay.

So sánh với sản lượng thép nội địa trong cùng thời gian, số liệu của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết trong 4 tháng đầu 2021, các doanh nghiệp thành viên của hiệp hội đã sản xuất gần 10,5 triệu tấn thép thành phẩm các loại, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, lượng nhập khẩu sắt thép các loại từ Trung Quốc tương đương khoảng 1/4 sản lượng thép trong nước.

Về giá trị nhập khẩu, con số ngoại tệ chi cho mặt hàng sắt thép các loại từ Trung Quốc gần 1,83 tỷ USD, tăng vọt hơn 96% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhập khẩu bình quân cũng tăng hơn 15%, tương đương tăng hơn 2 triệu đồng/tấn so với cùng kỳ năm trước, ở mức 16 triệu đồng/tấn.

Ngoài sắt thép các loại, Trung Quốc còn là nước cung cấp lượng sắt thép thành phẩm lớn nhất vào Việt Nam. Tính đến hết tháng 4, nhập khẩu sắt thép thành phẩm Trung Quốc vào Việt Nam chiếm gần 60% với giá trị hơn 923 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái chiếm hơn 45%, đạt 583 triệu USD.

Trong khi sắt thép từ các nước, đặc biệt là Trung Quốc đang ồ ạt vào Việt Nam thì tại thị trường trong nước, giá sắt thép vẫn liên tục tăng cao.

Theo số liệu của Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), thép xây dựng nhập vào các đại lý lên đến 18.370 đồng/kg, tăng khoảng 5.000 đồng so quý III/2020, tương ứng tăng khoảng 40%.

So với thời điểm này năm 2019 và 2020, giá chỉ khoảng từ 12.000 – 13.000 đồng/kg thì giá thép hiện đã tăng khoảng 50%.

Mặc dù giá tăng cao nhưng nhu cầu cũng tăng không ngừng. Theo số liệu của VSA lượng thép xây dựng bán ra trong 4 tháng năm 2021 tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó bán hàng nội địa tăng 15,3% và xuất khẩu tăng 23%.

Tuy nhiên, việc giá sắt thép tăng phi mã như hiện nay đã khiến nhiều nhà thầu xây dựng Việt Nam đứng trước nguy cơ vỡ trận, phá sản do không thể gánh được mức tăng liên tục của giá sắt thép trên thị trường hiện nay.

Trước bối cảnh này, Hiệp hội các nhà thầu Việt Nam (VACC), Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), Bộ Xây dựng và cả Chính phủ đã lần lượt lên tiếng về những khó khăn và đề xuất các giải pháp nhằm giải tỏa áp lực cho bài toán giá thép tăng nóng.

“Bộ Công Thương cần nghiên cứu, có các biện pháp thúc đẩy tăng năng lực sản xuất thép thành phẩm trong nước, hướng tới đáp ứng được cơ bản nhu cầu trong nước.

Đồng thời, nghiên cứu điều chỉnh sự mất cân đối cung ứng sản phẩm thép trên thị trường để ưu tiên thị trường trong nước thông qua việc điều chỉnh, cân đối khối lượng xuất khẩu thép thành phẩm”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu.

Nguồn tin: Vietnambiz

NHỮNG TIN LIÊN QUAN:
Click để tham giaspot_img

Phổ biến nhất

Bình luận mới