Thứ hai, Tháng mười hai 23, 2024
Cổng kết nối giao thương, mua bán, thảo luận, trao đổi của HỘI SẮT THÉP tại Việt Nam
HomeTin tứcNgành Thép Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn

Ngành Thép Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn

 Đó là nhận định được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo “Ngành Thép Việt Nam – Thăng trầm và triển vọng” do Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) và Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBankSc) tổ chức vào chiều ngày 7/11.

Tại hội thảo, chuyên gia đến từ Hiệp hội Thép, ông Nguyễn Văn Sưa – Phó Chủ tịch Hiệp hội đã trình bày tổng quan về ngành Thép Việt Nam, chia sẻ câu chuyện thăng trầm của ngành Thép thế giới nói chung và ngành Thép Việt Nam nói riêng trong 3 năm vừa qua.

Theo ông Nguyễn Văn Sưa, cùng xu thế khó khăn chung của thị trường thép toàn cầu, từ giai đoạn 2014 – 2015, ngành Thép Việt Nam phải đối mặt với áp lực cạnh tranh vô cùng lớn từ các sản phẩm thép nhập khẩu, đặc biệt là thép giá rẻ nhập khẩu tràn lan từ Trung Quốc. Thuế tự vệ tạm thời được Bộ Công thương ban hành đối với sản phẩm phôi thép, thép dài và gần đây nhất là sản phẩm tôn mạ kẽm đã phần nào hỗ trợ các doanh nghiệp thép nội địa lội ngược dòng trong năm 2016.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi các hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký kết bắt đầu có hiệu lực, đặc biệt là các FTAs với các cường quốc thép như ACFTA với Trung Quốc, FTA Việt Nam – liên minh kinh tế Á – Âu trong đó có Nga, thời gian bảo hộ bằng thuế tự vệ kết thúc, các doanh nghiệp thép Việt Nam sẽ phải tìm cách tự đứng vững ra sao trên đấu trường cạnh tranh quốc tế minh bạch.

Tham luận tại hội thảo, một số chuyên gia cho rằng, hiện nay, ngành Thép đang có nguồn cung khá lớn nhưng thị trường đã bão hòa, nên diễn biến giá thép biến động khó dự đoán. Những doanh nghiệp đầu tư bài bản có thể tăng công suất chiếm lĩnh thị phần và tăng lợi nhuận, còn những doanh nghiệp có công nghệ lạc hậu thì không hưởng lợi nhiều từ việc ưu đãi chính sách thuế.

Nhằm tạo điều kiện cho ngành Thép phát triển và tăng cường năng lực cạnh tranh với các sản phẩm thép nhập khẩu, Bộ Công Thương đã ban hành thuế tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phôi thép, thép dài và gần đây nhất là sản phẩm tôn mạ kẽm đã phần nào hỗ trợ các doanh nghiệp thép nội địa lội ngược dòng trong năm 2016.

Về phía các doanh nghiệp ngành thép phải nỗ lực vượt qua những khó khăn chung của xu hướng toàn cầu, cũng như nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu, khi các hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký kết bắt đầu có hiệu lực.

Nguồn tin: Thanh tra

NHỮNG TIN LIÊN QUAN:
Click để tham giaspot_img

Phổ biến nhất

Bình luận mới