Thứ hai, Tháng mười một 11, 2024
Cổng kết nối giao thương, mua bán, thảo luận, trao đổi của HỘI SẮT THÉP tại Việt Nam
HomeTin tứcXuất khẩu thép tháng 4 hạ nhiệt sau khi tăng mạnh từ...

Xuất khẩu thép tháng 4 hạ nhiệt sau khi tăng mạnh từ đầu năm

 Những số liệu mới nhất liên quan đến tình hình ngành thép trong bốn tháng đầu năm 2021 đã được công khai.

Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), sản xuất thép và kinh doanh khu vực nội địa trong 4 tháng đầu năm đã tăng mạnh từ 38-40%, riêng xuất khẩu tăng đến 65% so với cùng thời điểm năm 2020.

Tuy nhiên, xuất khẩu thép trong tháng 4 đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo Tổng cục Hải Quan, trong tháng 4 lượng thép xuất khẩu giảm 17% so với tháng 3, xuống hơn 1 triệu tấn. Tổng giá trị xuất khẩu thép cũng giảm 14%, xuống 770 triệu USD.

Cả tháng 4 có khoảng 2.82 triệu tấn thép được sản xuất, đã giảm nhẹ so với tháng trước nhưng lại tăng hơn 52% so với cùng kỳ. Lượng thép bán ra cũng theo chiều hướng tăng 57% so với thời điểm năm ngoái, và thấp hơn 6.2% so với tháng 3.

Cũng theo VSA, thép cuộn cán nóng là mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất, tới 2.7 lần, đạt trên 162.000 tấn, sau đó là tôm mạ kim loại và sơn phủ màu với mức tăng hơn 2 lần.


Giá thép tăng khiến mọi kéo chỉ số liên quan cũng lên theo

Tổng cả 4 tháng thì ngành thép đã sản xuất hơn 10,48 triệu tấn, tăng hơn 38% so với cùng thời điểm năm ngoái. Lượng thép tiêu thụ nội địa tăng hơn 40%, ở mức 9,84 triệu tấn. Nguồn cung thép đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, thậm chí có phần dư thừa.

Trong cả quý 1, ASEAN vẫn là thị trường tiêu thụ thép chủ yếu của Việt Nam, với 1,18 triệu tấn, kim ngạch quy đổi đạt 802 triệu USD. Giảm về lượng thép xuất khẩu, nhưng giá trị đã tăng 25,26% so với cùng kỳ năm 2020.

Trung Quốc đứng thứ 3 về xuất khẩu của thép Việt Nam, tăng về cả về lượng và giá trị, với 571.500 tấn và 299 triệu USD, chiếm 14,62% tỷ trọng xuất khẩu thép trong quý vừa qua.

Giá thép tăng 40 – 50% trong các tháng qua khiến các ngành sản xuất gặp trở ngại vô cùng lớn. Được biết, Bộ Công thương lý giải nguyên nhân diễn ra tình trạng này là bởi giá nguyên liệu sản xuất mặt hàng này (quặng sắt, phôi thép, than mỡ…) theo xu hướng tăng cao trên thị trường thế giới. Giá nguyên liệu sản xuất thép đã tăng từ 1.5-2 lần trong những tháng vừa qua do đó ảnh hưởng lớn đến giá thép trong nước.

Để giải quyết tình trạng này, Bộ Công Thương đã áp dụng một loạt các biện pháp như yêu cầu các nhà máy trong nước tăng cường năng lực sản xuất, hạn chế xuất khẩu. Bên cạnh đó áp dụng một biện pháp về thuế để hạn chế cơn sốt giá thép.

Nguồn tin: Doanh nhân

NHỮNG TIN LIÊN QUAN:
Click để tham giaspot_img

Phổ biến nhất

Bình luận mới