(Tài chính) – Cơ quan quản lý các tập đoàn sẽ thuộc Chính phủ, có tên dự kiến là “Ủy ban đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp”.
Theo Viện trưởng Nguyễn Đình Cung, Việt Nam có nhiều thứ làm hao mòn tài sản công, làm nghèo quốc gia hơn là tăng thịnh vượng quốc gia. “Nhưng chúng ta không tìm thấy ai chịu trách nhiệm cả như: Dự án xơ sợi Đình Vũ, phân đạm Ninh Bình, gang thép Thái Nguyên, nhà máy ethanol…. mất vốn Nhà nước rất lớn. Tuy nhiên đến nay chưa ai bị xử lý”, ông nói.
Thép Thái Nguyên dự án thép 8.000 tỷ đồng đã tiêu 1 nửa số vốn nhưng vẫn chỉ là khối sắt vụn nằm ngổn ngang.
Theo báo cáo của Viện CIEM, hiện Nhà nước đang là chủ đầu tư lớn nhất vào DNNN với tổng tài sản của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước đạt khoảng 147 tỷ USD, trong đó tập đoàn, tổng công ty mẹ – con chiếm 90%. Nếu tính toàn bộ các DN có 100% vè trên 50% sở hữu nhfa nước thì tổng nguồn vốn kinh doanh hay tổng tài sản lên đến 5.408.400 tỷ đồng (GSO2014).
“Việc sử dụng bộ máy quản lý hành chính Nhà nước không phù hợp hoạt động kinh doanh. Đa số trường hợp đưa cán bộ quản lý nhà nước giỏi cấp vụ trưởng, vụ phó sang quản lý nhà nước đa số thất bại. Không phải họ không giỏi mà kỹ năng quản lý hành chính và kinh doanh khác nhau”, ông nêu ý kiến.
Theo đó, ông đề xuất, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước quy mô lớn hoạt động kinh doanh sẽ được chuyển từ bộ quản lý ngành như hiện nay về một cơ quan chuyên trách. Còn các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh khác thuộc bộ sẽ chuyển về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
Cơ quan quản lý các tập đoàn sẽ thuộc Chính phủ, có tên dự kiến là “Ủy ban đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp”.
Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế trung ương đặt kỳ vọng, sự ra đời của cơ quan này giúp sẽ ngăn được tình trạng vốn nhà nước đang bị hao mòn như hiện nay.
Dù đánh giá đây là chủ trương đúng, tuy nhiên vấn đề năng lực quản lý, khả năng rủi ro trong trường hợp tập trung quyền lực vào một chỗ sẽ ngày càng lớn khiến nhiều người lo ngại.
TS. Lưu Bích Hồ, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu ý kiến: “Phải tập trung được nguồn lực và sử dụng nguồn lực này để phát triển quốc gia. Tránh tình trạng phân tán nguồn lực, không thể vừa quản lý DNNN vừa điều hành thị trường, làm như vậy sẽ tạo ra sự bất công, méo mó trong phân bổ nguồn lực”, ông Hồ nói.
Cổ phần hóa không giám sát:Đã có chuyện mất vốn Nhà nước
Chuyên gia kinh tế Đặng Đức Đạm cũng cho rằng, chức năng quản lý DNNN khác hẳn với quản lý hành chính nhà nước hiện nay. Ngoài khu vực tư nhân, khu vực DNNN hiện có tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Sắp tới cph hết thì không cần thành lập cơ quan này thì là nhìn một chiều. Bởi sau CPH thì tiền đó để làm gì, phải đầu tư tiếp chứ? Phải kinh doanh vốn DNNN chứ? Như Thụy Điển họ thành lập các quỹ để quản lý vốn, tài sản DNNN, hay mô hình quản lý DNNN Temasec của Singapore, mô hình Sasat của Trung Quốc cũng là cơ sở mà Việt Nam nên học hỏi
TS Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng CIEM: Trước mắt phải thu hẹp tài sản thương mại của DNNN, làm cho nó phải bé đi. Việc lập một bộ để quản lý phần vốn Nhà nước tại DNNN với vốn 5 triệu tỷ đồng, theo ông, là phải cân nhắc thật kỹ.
“Thành lập cơ quan bộ, ban là hành chính là không ổn. Nếu không có cán bộ chuyên trách giỏi mà đưa mấy ông vụ trưởng, vụ phó sang làm thì không khác nào đánh bùn sang ao”, ông Bá nói.
Nguồn: Báo Đất Việt