Thứ Ba, Tháng Chín 10, 2024
Cổng kết nối giao thương, mua bán, thảo luận, trao đổi của HỘI SẮT THÉP tại Việt Nam
HomeTin tứcCác đại gia ngành thép: Kẻ ăn không hết, người lần không...

Các đại gia ngành thép: Kẻ ăn không hết, người lần không ra

 Trong khi các tập đoàn ngành thép như Hòa Phát, Hoa Sen… có các khoản lãi tăng đột biến, giá trị vốn hóa tăng cao thì bên cạnh đó vẫn còn những doanh nghiệp thép làm ăn bết bát doanh thu và lợi nhuận luôn ở mức thấp, lãi vay ở mức cao.

Hòa Phát, Hoa Sen báo lãi nghìn tỷ đồng

Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 4 và luỹ kế năm 2020. Theo đó, riêng quý 4/2020, Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận 26.166 tỷ đồng doanh thu và 4.660 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 43% và 142% so với cùng kỳ năm trước và đây là mức lợi nhuận kỷ lục lịch sử trong một quý của Hòa Phát.

Nhiều đại gia ngành thép đã lãi lớn trong năm 2020

Lũy kế cả năm 2020, Tập đoàn đạt doanh thu 91.279 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2019. Với mức lợi nhuận kỷ lục trong quý 4, Hòa Phát lần đầu tiên ghi nhận tới 4.660 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 2,42 lần cùng kỳ năm trước. Cả năm 2020, Hòa Phát đạt 13.506 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Trong đó, lĩnh vực sản xuất thép đóng vai trò đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng. Lần đầu tiên thép Hòa Phát đạt mức 5,8 triệu tấn thép thô, gấp đôi năm 2019. Trong đó, sản lượng phôi thép và thép xây dựng thành phẩm là 5,1 triệu tấn, còn lại là thép cuộn cán nóng với gần 700.000 tấn.

Trước đó, tập đoàn Hoa Sen công bố báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của niên độ 2019 – 2020 (từ 1/10/2019 đến 30/9/2020) cho thấy doanh thu thuần đạt 27.531 tỷ đồng, hoàn thành 98% kế hoạch mà cổ đông giao phó và giảm 2% so với niên độ trước. Giá vốn hàng bán giảm sâu hơn, tới 8%, nên lợi nhuận gộp tăng trưởng 45% lên 4.627 tỷ đồng.

Chi phí tài chính giảm 20%, tương ứng giảm 157 tỷ đồng do tập đoàn giảm vay nợ. Cụ thể, nợ vay ngân hàng của Hoa Sen tại thời điểm 30/9/2020 là hơn 14.200 tỷ đồng, thấp hơn 1.500 tỷ đồng so với một năm trước đó.

Lợi nhuận sau thuế hợp nhất toàn niên độ đạt 1.153 tỷ đồng, tăng 219% so với niên độ trước và vượt 188% kế hoạch 400 tỷ đồng mà đại hội cổ đông đề ra.

Trên bảng cân đối kế toán tại ngày 30/9/2020, Hoa Sen có tổng nguồn vốn 17.756 tỷ đồng, tăng 531 tỷ đồng (tức 3%) so với ngày đầu niên độ. Trong đó, nợ phải trả là 11.166 tỷ đồng, giảm 591 tỷ đồng; và vốn chủ sở hữu là 6.591 tỷ đồng, tăng 1.123 tỷ đồng nhờ có thêm lợi nhuận tích lũy trong năm. Tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn cuối kỳ là gần 63%, giảm so với con số hơn 68% một năm trước.

Trong năm 2021, Tập đoàn Hoa Sen đề ra mục tiêu doanh thu thuần tăng 20% lên 33.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng 30% lên 1.500 tỷ đồng, tương đương mức cao nhất từng đạt cách đây 5 năm.

Gang thép Thái Nguyên vẫn bết bát

Theo các chuyên gia kinh tế, thời gian tới, khi hàng loạt đại dự án xây dựng sử dụng vốn đầu tư công được đẩy mạnh triển khai thực hiện, sẽ góp phần tích cực cho sự phục hồi của thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) nói chung và ngành thép nói riêng.

Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp trong ngành đều có thể tận dụng thành công những cơ hội để tạo nên cú bứt phá.

Báo cáo tài chính quý IV và cả năm 2020 của CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco) cho thấy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vẫn ở trong tình trạng làm ăn bết bát, doanh thu và lợi nhuận luôn ở mức thấp, trong khi lãi vay ở mức cao.

Cụ thể, trong quý IV.2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần là 3.962 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, giá vốn bán hàng cao, cộng thêm các chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi vay lớn nên doanh nghiệp đạt mức lợi nhuận sau thuế chỉ 2,4 tỷ đồng cho cả quý IV/2020. Dù thấp, song đây cũng là mức lợi nhuận dương, trong khi cùng kỳ năm 2019, doanh nghiệp này ghi nhận khoản lỗ hơn nửa t tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2020, Gang thép Thái Nguyên ghi nhận doanh thu thuần đạt 9.566 t tỷ đồng, giảm 8,3% so với doanh thu đạt được năm 2019.

Dù đã tiết giảm được 1 số chi phí, song với doanh thu giảm cùng nhiều khoản phí tăng, khiến lợi nhuận sau thuế năm 2020 của Gang thép Thái Nguyên vẫn giảm hơn một nữa so với năm 2019. Theo đó, năm 2020, doanh nghiệp đạt lợi nhuận sau thuế 18,8 tỷ đồng, trong khi năm 2019, con số này là hơn 40,7 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ đạt hơn 17 tỷ đồng.

Với kết quả kinh doanh này, Gang thép Thái Nguyên lại không thể hoàn thành kế hoạch đặt ra trong Nghị quyết đại hội cổ đông thường niên năm 2020. Theo đó, Tisco đặt mục tiêu đạt doanh thu 13.478 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 75,2 tỷ đồng. Doanh nghiệp chỉ đạt được gần 71% kế hoạch doanh thu và 25% kế hoạch lợi nhuận sau thuế.

Trái ngược với đà tăng về nguồn vốn của Hoa Sen và Hòa Phát, tại ngày 31.12.2020, tổng tài sản của Tisco đạt hơn 9.357 tỉ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, tài sản ngắn hạn là các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho chiếm tới 1.248 tỷ đồng trong tổng tài sản, trong khi đó, tiền và các khoản tương đương chỉ có 126 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong khi vốn chỉ sở hữu chỉ đạt hơn 1.800 tỷ đồng thì doanh nghiệp lại có mức vay nợ khủng, chiếm hơn 4.567 tỷ đồng. Tổng số nợ phải trả là 7.460 tỷ đồng.

Nguồn tin: 24h

NHỮNG TIN LIÊN QUAN:
Click để tham giaspot_img

Phổ biến nhất

Bình luận mới